Sau lá thư “an toàn” được gửi đến từ Ông Roberto S. Kanapi – Phó Chủ tịch Truyền thông Công ty Shell tại Philippines. LHU chính thức là trường Đại học ngoài công lập đầu tiên của Việt Nam có mặt tại cuộc thi “Shell Eco – marathon ASIA”. Đại diện cho thương hiệu LHU, đội tuyển LH – GOLD ENERGY cũng trở thành 01 trong 05 gương mặt đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi Shell Eco – marathon ASIA 2014 được tổ chức tại Luneta Park, Manila, Philippines từ 06 – 09/02/2014.
Tính đến thời điểm này, LH – GOLD ENERGY đã mất hơn 3 tháng để hoàn thiện ý tưởng dự thi của mình. Ngày 30/12 vừa qua, sản phẩm đã hoàn thành và được gửi sang Philippin theo lịch tập kết của BTC. Dự kiến đội tuyển sẽ lên đường vào ngày 04/02/2014 (mùng 4 tết AL).
LHU – Sinh viên năm 2 đã có thể chế tạo xe năng lượng
Nguyễn Thành Trung - SV năm 2 đã chế tạo "siêu xe" | Chỉ đạo viên ThS. Lê Phương Trường và đội tuyển LH - GOLD ENERGY |
LH – GOLD ENERGY là sự kết hợp của 04 chàng sinh viên Ngành Công nghệ Kỹ thuật điện – Điện tử, Cơ Điện Tử (Khoa Cơ điện – Điện tử): Nguyễn Cường Phi – 10DC111, Trần Văn An – 11DC111, Nguyễn Chính Nghĩa – 12DC401 và Nguyễn Thành Trung 12CD111. Đây là các thành viên trực tiếp và tự tay chế tạo xe năng lượng. Nhưng điều đáng nói ở đây, thông thường phải là những sinh viên cuối năm ba, đầu năm cuối mới có thể có đủ kiến thức và kỹ năng cơ bản để tham gia chế tạo và trở thành thành viên chính thức tham dự những cuộc thi mang tầm sáng tạo quốc tế như Shell Eco – marathon ASIA. Thế nhưng Nguyễn Chính Nghĩa và Nguyễn Thành Trung (đảm nhận phần Cơ khí Lập trình) chỉ mới là sinh viên năm thứ hai, ngoài ra còn có một số thành viên không chính thức đang là sinh viên năm nhất, đã sớm theo “đàn anh” vào xưởng để học tập kinh nghiệm. Điều đó đã góp phần khẳng định thương hiệu sinh viên Khoa Cơ điện – Điện tử Trường Đại học Lạc Hồng. Đối với thầy trò Khoa Cơ điện – Điện tử, việc sinh viên năm nhất đã được tiếp cận với thực tế và sớm cọ sát với các cuộc thi sáng tạo công nghệ, đây cũng chính là truyền thống “truyền lửa” đáng tự hào của Khoa và nhà trường. Hiểu được giá trị của ngành học, và nhằm mang đến điều kiện học tập và nghiên cứu sáng tạo tốt nhất cho sinh viên, nhà trường đầu tư hết mực về cơ sở vất chất, trang thiết bị, phòng thí nghiệm, xưởng chế tạo... và đặc biệt là xây dựng chương trình đào tạo gắn liền lý thuyết với thực nghiệm, chính vì vậy mà tại Đại học Lạc Hồng, sinh viên năm hai đã có thể cùng sinh viên khóa trên chế tạo xe năng lượng và các sản phẩm robot tham dự các cuộc thi trong và ngoài nước khác.
LHU – GOLD ENERGY trên đường đua của “Shell Eco – marathon ASIA”
Năm 2014, Trường ĐH Lạc Hồng (LH – GOLD ENERGY) tham dự với thiết kế sản phẩm sử dụng nguồn nhiên liệu Ethanol (Cồn – E100), đây là nhiên liệu sinh học, với tác dụng hạn chế tối đa việc gây ô nhiễm môi trường và mang lại lợi ít tiết kiệm nhiên liệu khá cao. Sản phẩm dự thi được tính toán kỹ càng, tinh tế hơn, nhẹ nhàng hơn, mang đủ tính năng cơ bản của một phương tiện di chuyển. Ngoài ra, chiếc xe năng lượng này còn hội tụ các tính năng theo yêu cầu của cuộc thi (chế tạo và vận hành chiếc xe có thể đi được quãng đường xa nhất và sử dụng ít nhiên liệu nhất).
Bo mạch điều khiển được kết nối bên dưới điện thoại Smarphone | Sản phẩm mô phỏng & lấy ý tưởng thiết kế dựa theo nguyên tắc "khí động học" |
Nhóm sinh viên đã đưa công nghệ hóa hơi nhiên liệu và điều khiển phun xăng bằng Smarphone vào chế tạo. Chiếc xe được mô phỏng và thiết kế dựa theo nguyên tắc "khí động học” để tránh lực cản của gió nhằm đạt đến vận tốc tối ưu và độ an toàn cho người sử dụng.
Trước tiên khung xe được làm từ INOX, sau đó chúng ta có thế hình dung các thiết bị điện tử “đầu não” vận hành chiếc xe đã được thực hiện bằng cách cài đặt một phần mềm điều khiển bo mạch bên dưới chiếc điện thoại Smarphone. Bộ điều khiển này được kết nối trực tiếp với vô lăng xe. Vô lăng là khớp động, được thiết kế linh động. Trong trường hợp có những sự cố bất ngờ “tài xế” có thể dễ dàng đẩy vô lăng lên góc thẳng 90 độ, tạo khoảng trống thoải mái trong khoang lái và nhanh chóng thoát hiểm trong vòng 5s.
Mặt khác, để chiếc xe có thể di chuyển an toàn trên mặt đường, phải kể đến những tính toán trong việc thiết kế các bánh xe, làm sao để tạo ra góc chụm nhằm đảm bảo tại những khúc cua xe không bị mất đà, giảm tối đa lực ma sát và những va chạm với các vật cản trên mặt đường ... tính toán này còn giúp ít tiêu hao nhiên liệu. Vỏ xe được dùng bằng Conposite, bề mặt vỏ xe phải đủ độ trơn nhưng vẫn đảm bảo an toàn, trong quá trình di chuyển không bị bể bánh, góp phần không nhỏ trong việc giảm ma sát giữa bánh xe với mặt đường. Bánh xe có đường kính 500mm, bánh xe và cốt (trục) phải nhẹ, nhưng có độ cứng vững bền bỉ để đảm bảo giữ vững gia tốc và vận tốc khi thay đổi. Điều đặc biệt ở công đoạn lắp ráp bánh xe là việc tạo nhiều ổ bi, nhưng phải là loại tiết kiệm năng lượng để không ngoài mục đích giảm tối đa lực ma sát.
LHU – GOLD ENERGY đã tạo ra sản phẩm “tốt gỗ”, những cũng gửi đến cuộc thi một sản phẩm có mẫu mã tinh tế và những ý nghĩa riêng, gắn bó với hình ảnh của Đại học Lạc Hồng. Với ý tưởng màu xanh chủ đạo của trường, họa tiết trên bề mặt xe là biểu tượng chim lạc đang sải cánh bay, như chính hình ảnh LHU đang “ngao du trong cuộc đua công nghệ" cùng bạn bè thế giới. Để có được hình dáng hoàn chỉnh, nhóm tác giả mất hơn 2 tuần để thực hiện. Theo nguyên tắc “khí động học”, đội tuyển lên được ý tưởng để đúc vỏ tạo hình dáng ban đầu cho sản phẩm. Khâu đầu tiên là dùng đất sét để tạo ra khuôn dương bản; tiếp đó là tạo ra khuôn âm bản bằng cách đúc, đổ poly và sợi thủy tinh cho ra 1 lớp vỏ thô; sau đó dùng máy mài cắt theo ý muốn và cuối cùng là hoàn chỉnh hình ảnh màu sắc của chiếc xe. Với thiết kế hoàn hảo như thế, xe có tải trọng từ 50 – 80kg.
LHU – GOLD ENERGY sẵn sàn với thử thách của“Shell Eco – marathon ASIA”
Mất hơn 3 tháng, cuối cùng sản phẩm đã đưa vào thử nghiệm với vận tốc 30 km/h và mức tiêu hao nhiên liệu là 350km – 400km/lít Ethanol (vì hiệu suất của Ethanol chỉ đạt 70% so với hiệu suất của xăng).Đặt ra tình huống địa hình nơi “xứ người” không như ý muốn, xe được trãi nghiệm ở đoạn đường không chuẩn thì đạt được mức tiêu hao nhiên liệu nói trên, và ước tính có thể giao động ở vận tốc từ 330km – 500km/lít Ethanol. Vì vận tốc của xe và độ tiêu hao nhiên liệu phần lớn còn phụ thuộc vào địa hình, thời tiết và sức cản của gió...). Chính vì “mang chuông đánh xứ người”, nên sản phẩm của chúng ta đã được tính toán kỷ lưỡng ngay từ khâu chọn lựa những linh kiện và phụ tùng chế tạo nhằm tối giảm đến mức có thể, cân bằng với các tác động khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến vận tốc và tiêu hào nguồn nhiên liệu.
Cuộc thi Shell Eco – marathon ASIA là nơi truyền cảm ứng cho các kỹ sư trẻ, và là nơi thúc đẩy ranh giới của việc tiết kiệm nhiên liệu và đổi mới kỹ thuật. Chính vì thế mà BTC đề ra những đòi hỏi khắt khe, họ đánh giá các mẫu thiết kế ớ mức độ tinh tế, tiêu hao ít nhiên liệu, thuận lợi cho việc sử dụng và độ an toàn cao cho người sử dụng. Chúng ta cũng mong rằng, sau bao năm “đầu tư” đúng đắn tại các cuộc thi do Honda EMC tổ chức, tiếp theo đó là đối mặt với thử thách do Shell Eco - marathon ASIA 2014cũng chính là câu trả lời về chất lượng đào tạo của Đại học Lạc Hồng, về trình độ và năng lực của sinh viên Lạc Hồng, đặc biệt là sinh viên Khoa Cơ điện Điện tử trong hành trình tiếp cận với công nghệ cao của thế giới. Là cơ sở vững vàng để chào đón và tạo tiền đề cho những sinh viên yêu công nghệ cùng học tập và thỏa niềm đam mê sáng tạo khoa học kỹ thuật tại Đại học Lạc Hồng.
Hình ảnh chi tiết từng bộ phận của chiếc xe
công nghệ, sản phẩ, xe năng lượng