Để hoàn thành tốt công tác GDQP&AN, Đảng ủy Ban Giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm chăm lo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng viên GDQP&AN. Đặc biệt chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên có đủ số lượng, chất lượng tốt. Đây là vấn đề rất quan trọng có ý nghĩa quyết định đến kết quả hoàn thành nhiệm vụ của bộ môn và chất lượng GDQP&AN cho sinh viên.
Các tiết học GDQP&AN được giảng viên lựa chọn địa điểm có hình ảnh trực quan,
giúp giờ học thêm sinh động, thu hút sự quan tâm của sinh viên
Chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên GDQP&AN
Bộ môn GDQP&AN có 6 giảng viên cơ hữu, 8 giảng viên thỉnh giảng, tất cả giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng đều tốt nghiệp tại các học viện, trường sĩ quan trong quân đội, đều được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm giảng dạy môn học GDQP&AN có trình độ từ Đại học trở lên đáp ứng đủ chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trường cử giảng viên tham gia Hội thảo tập huấn GDQP&AN tại Đà Lạt tháng 09/2020
Không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn thường xuyên tổ chức tự bồi dưỡng lẫn nhau từng bước chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, quan tâm đến chất lượng giảng dạy, chủ động cử giảng viên tham gia đầy đủ, đúng thành phần các lớp tập huấn của vụ GDQP&AN-BGD&ĐT, Hội Đồng GDQP&AN Quân khu 7 và tỉnh Đồng Nai. Tổ chức đúng thành phần và thời gian theo quy định. Bộ môn thường xuyên xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng và bồi dưỡng tại chỗ thực hiện một cách nghiên túc có chất lượng, kết hợp tham gia hoạt động sinh hoạt chuyên môn học thuật, cập nhật thông tin mới sát với tình hình quân sự quốc phòng hiện nay để phục vụ cho bài giảng sinh động, sát thực tế.
Đại học Lạc Hồng chú trọng công tác phát triển, bồi dưỡng giảng viên GDQP&AN
Giảng viên chủ động đổi mới phương pháp dạy học
Không ngừng ở đó, giảng viên GDQP&AN tại Đại học Lạc Hồng còn thường xuyên chủ động đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ hiện đại trong giảng dạy. Giảng viên chủ động rút ngắn thời gian thuyết trình để giành thời gian cho việc trao đổi, thảo luận, mạn đàm để tạo điều kiện cho sinh viên phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu. Công tác nghiên cứu khoa học có bước phát triển khá, dành nhiều thời gian cho công tác đi sâu nghiên cứu trao đổi thảo luận nội dung phương pháp giảng dạy.
Trường còn cử cán bộ tham gia các buổi diễn tập
Hiện tại 100% giảng viên đều hoàn thành tốt hoạt động giảng dạy áp dụng công nghệ, đặc biệt là nghiên cứu sâu về bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, bảo vệ chủ quyền biển đảo đặc biệt là Biển Đông….Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ GDQP&AN, bộ môn luôn được sự quan tâm giúp đỡ thiết thực của Đảng ủy Ban Giám hiệu nhà trường kể cả vật chất và tinh thần, đây là nguồn động viên khích lệ rất thiết thực để bộ môn hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao.
GDQP&AN, sinh viên, dạy học