Tin tức

​​​​​​​SKKN 2020: Giải pháp "Cũng cố đam mê, tăng cường ý thức học tập và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên"

SKKN 2020: Giải pháp cũng cố đam mê, tăng cường ý thức học tập và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên thông qua các cuộc thi chuyên ngành và hoạt động ngoại khóa

Tác giả/ Nhóm tác giả: Lê Hoàng Anh, Nguyễn Thị Trúc Mai

Đơn vị: Khoa Cơ điện – Điện tử

Giải pháp đã đạt được Giải Nhì trong Hội thảo báo cáo Giải pháp Sáng kiến kinh nghiệm năm 2020.

  1. Bối cảnh của giải pháp  

Hiện nay hiệu quả hoạt động của các đơn vị giáo dục và cụ thể là Trường Đại học Lạc Hồng được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố trong đó có công tác tuyển sinh, chất lượng đào tạo và tỷ lệ sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm đúng chuyên ngành. Với sự ra đời của nhiều trường đại học tại các địa phương, vùng miền như hiện nay đã làm cho áp lực và sự cạnh tranh trong công tác tuyển sinh giữa các trường đại học là rất gay gắt đặc biệt là đối với các trường ngoài công lập như Đại học Lạc Hồng. Mặt khác, vấn đề mà nhà trường và các khoa thành viên đang phải đối mặt đó chính là tỷ lệ sinh viên nghỉ học tăng trong quá trình đào tạo. Để có thể tuyển được sinh viên vào học nhà trường phải đầu tư chi phí và áp dụng nhiều giải pháp trong hoạt động tuyển sinh nhưng hiện nay chiến lược để giữ sinh viên tiếp tục học tập chưa thật sự được quan tâm đúng mức.

Nhằm hướng đến việc giải quyết vấn đề cốt lõi, với vai trò là đơn vị phụ trách chính công tác đào tạo, Khoa Cơ điện – Điện tử đã thực hiện “Giải pháp cũng cố đam mê, tăng cường ý thức học tập và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên thông qua các cuộc thi chuyên ngành và hoạt động ngoại khóa” hướng tới việc xây dựng nhiều hoạt động chuyên môn cho sinh viên tất cả các khóa được trải nghiệm, giúp sinh viên sử dụng hiệu quả thời gian học tập, sớm định hướng nghề nghiệp, khơi nguồn động lực học tập đồng thời tạo môi trường rèn luyện kỹ năng ngay từ những ngày đầu nhập học.

  1. Giải pháp cải tiến

Sáng kiến “Giải pháp cũng cố đam mê, tăng cường ý thức học tập và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên thông qua các cuộc thi chuyên ngành và hoạt động ngoại khóa” bao gồm: giải pháp chính là xây dựng các cuộc thi chuyên ngành cho dành cho đối tượng sinh viên năm thứ hai, thứ ba và thứ tư; đồng thời thực hiện các giải pháp phụ bổ trợ như thay đổi chương trình đào tạo, tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hội thảo định hướng học tập.

Cách thức kết hợp giữa giải pháp chính và các giải pháp bổ trợ này giúp tạo ra chuỗi các hoạt động chuyên ngành xuyên suốt làm cho việc định hướng tương lai, duy trì đam mê, xây dựng ý thức học tập và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp được liên tục cho sinh viên tất cả các khóa.

  1. Tổ chức các cuộc thi chuyên ngành

Đây được xem là giải pháp chính. Việc xây dựng các cuộc thi chuyên ngành nhằm thu hút sự tham gia của sinh viên năm thứ hai, năm thứ ba và năm thứ tư ở tất cả các ngành học do khoa quản lý. Đặc biệt là các cuộc thi dành cho sinh viên năm thứ hai và năm thứ ba với sự tham gia của 100% sinh viên. Đây cũng là hoạt động giúp sinh viên tìm thấy được động lực học tập và đam mê với chuyên ngành mà các bạn đã chọn.

 

Hình 1. Các cuộc thi chuyên ngành đang được tổ chức tại khoa Cơ điện – Điện tử

Việc xây dựng quy trình cụ thể và áp dụng công cụ PDCA trong công tác tổ chức đã giúp cho việc duy trì thành tích đạt được của các cuộc thi chuyên ngành ở cấp độ quốc gia và quốc tế.

 

Hình 2.  Áp dụng công cụ PDCA trong công tác tổ chức

 

Hình 3.  Quy trình tổ chức cuộc thi chuyên ngành

  • Ưu điểm:

Các nội dung được nêu ra rõ sau đó phân công các cá nhân phụ trách theo từng nội dung. Các nội dung được thực hiện xuyên xuốt theo khoảng thời gian nhất định.

Các thiết bị mua phục vụ cuộc thi được sử dụng lại nhiều lần, ở các lần sau chỉ cần mua các thiết bị tiêu hao trong quá trình tổ chức thi.

Cuộc thi thu hút số lượng lớn sinh viên tham gia ở các khóa và các ngành (sinh viên từ năm đầu tiên có thể tham gia).

Sinh viên được cải thiện tay nghề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề thông qua các buổi tập huấn, chạy thử mô hình tại các phòng thực hành.

Doanh nghiệp đánh giá cao và chú trọng việc sinh viên tham gia các hoạt động, các cuộc thi và mong muốn đồng hành cùng cuộc thi Ban tổ chức qua đó tuyển chọn nhân sự phù hợp dựa trên kết quả cuộc thi.

Sinh viên được cấp giấy chứng nhận đã tham gia thi, việc này giúp sinh viên dễ dàng phỏng vấn xin việc tại các công ty.

  • Nhược điểm:

Việc tổ chức cần thời gian dài để đảm bảo các cuộc thi được tổ chức có hiệu quả và mang đến sự thu hút trong từng sinh viên.

Không đủ không gian tổ chức cuộc thi đối với trường hợp số lượng lớn sinh viên đăng ký tham gia.

Việc tổ chức cần kinh phí đầu tư thực hiện.

  1. Linh động trong việc xây dựng chương trình đào tạo

Cùng với giải pháp chính là tổ chức các cuộc thi chuyên ngành để thu hút sự quan tâm và tham gia tích cực của sinh viên, giải pháp thay đổi chương trình đào tạo được thực hiện như sau:

-Chuyển các môn thực hành lên các học kỳ đầu và cho sinh viên học song song lý thuyết và thực hành. Việc này giúp sinh viên tiếp cận với các công cụ, thiết bị chuyên ngành, sinh viên tiếp cận với chuyên ngành từ những học kỳ đầu để tạo đam mê, nâng cao định hướng nghề nghiệp.

-Phân chia học phần thực tập thành 2 học phần và được thực hiện vào kỳ nghỉ hè sau học kỳ 6 và học kỳ 8. Việc này sẽ giúp sinh viên nhận biết được giới hạn về năng lực của bản thân và nhu cầu cần thiết của xã hội từ đó nâng cao ý thức khi quay lại học tập vào những học kỳ tiếp theo đồng thời bổ sung những kỹ năng mà bản thân còn thiếu trong quá trình trải nghiệm môi trường làm việc thực tế.

 

Hình 4. Những thay đổi trong chương trình đào tạo

  1. Tổ chức trải nghiệm tại các phòng thực hành, hội thảo chuyên đề

            Trong giải pháp chính không thể tổ chức các cuộc thi chuyên ngành dành cho đối tượng sinh viên năm thứ nhất do giới hạn về kiến thức chuyên môn, nhóm tác giả của giải pháp đã thực hiện các hoạt động chuyên ngành khác dành riêng cho các bạn sinh viên năm thứ nhất bao gồm:

Trải nghiệm tại phòng thực hành: sinh viên năm thứ nhất và thứ hai được tổ chức để tham gia trải nghiệm các thiết bị, các bài học đơn giản tại các phòng thực hành để tìm hiểu thêm về các môn sẽ được học trong các học kỳ tiếp theo.

Tổ chức chức hội thảo chuyên đề: chia sẻ về kỹ năng cần thiết hỗ trợ việc học tập như định hướng nghề, kế hoạch thay đổi bản thân, kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng viết CVxin việc, kỹ năng phỏng vấn xin việc...

Xây dựng không gian sáng tạo: song song với việc xây dựng các phòng thực hành phục vụ đào tạo chuyên ngành, khoa Cơ điện-Điện tử cũng xây dựng không gian sáng tạo (Open Workshop) để hỗ trợ cho các bạn sinh viên trong các hoạt động tự học, sang tạo và khởi nghiệp.

Liên kết đào tạo các chứng chỉ chuyên ngành quốc tế: tổ chức các khóa đào tạo và thi chứng chỉ Solidworks để các bạn sinh viên năm thứ nhất tiếp cận và thực hành các kỹ năng thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tham gia các dự án chuyển giao: sinh viên năm thứ nhất và thứ hai còn được khuyến khích tham gia các dự án chuyển giao để trải nghiệm, học tập kinh nghiệm từ các dự án thực tế và được hỗ trợ kinh phí trong quá trình tham gia.

  1.  Kết quả, những lợi ích đem lại

Việc áp dụng cách thức tổ chức hiệu quả đã mang lại nhiều kết quả tích cực, tiêu biểu nhiều năm liền Khoa đã đạt được nhiều thành tích cao tại các cuộc thi như: Cuộc thi Sáng tạo robot (9 lần vô địch Việt Nam, 3 lần vô địch Châu Á Thái Bình Dương), Cuộc thi chế tạo xe tiết kiệm nhiên liệu (5 lần vô địch Châu Á), Koma Taisen (1 lần vô địch Việt Nam). Các thành tích này đã có tác động tích cực đến công tác tìm kiếm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp và công tác tuyển sinh của nhà trường.

Đặc biệt khi sinh viên tham gia các cuộc thi và các hoạt động ngoại khóa chuyên ngành sẽ có ý thức học tập và định hướng nghề nghiệp rõ ràng giúp cho tỷ lệ sinh viên nghỉ học ở các năm giảm.

  1. Đề xuất phạm vi ứng dụng

Giải pháp có thể được áp dụng tại các khoa khác trong nhà trường để tạo động lực học tập từ đó giúp nâng chất lượng đào tạo, giảm tỷ lệ sinh viên nghỉ học, đồng thời hỗ trợ cho công tác tuyển sinh và tìm kiếm việc làm cho sinh viên tốt nghiệp.

Nghiên cứu khoa học

SKKN, giải pháp, đam mê, học tập


      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        1,332,398       2/1,194