Phòng & điều trị bệnh

Sinh viên đang học  »  Kiến thức y tế học đường  »  Phòng & điều trị bệnh


Bệnh hen suyễn nên ăn gì và không nên ăn gì???

1. Y học hiện đại: Hen suyễn là bệnh cơ năng của phổi. Biểu hiện bằng những cơn khó thở, chủ yếu là khó thở ra do co thắt (Spasme) cơ trơn của phế quản mà nguyên nhân là dị ứng đối với một số chất như bụi nhà, lông thú, phấn hoa… Cũng có khi do chất ăn uống như tôm, cua, cá, trứng. Ngoài ra, thay đổi thời tiết, gió mùa đông bắc lạnh như ở Việt Nam cũng có ảnh hưởng rất rõ đến cơn hen.

   Triệu chứng: Khó thở chậm, chủ yếu là thở ra, thường xảy ra đột ngột vào ban đêm, có báo hiệu bằng hắt hơi, sổ mũi, không sốt. Khám phổi lúc có cơn thấy lồng ngực không di dộng, nghe tiếng cò cử, rên rít, rên ngáy trên phổi. Cơn giảm dần sau vài giờ, khạc được đờm ra cũng là lúc dễ thở. Những triệu chứng thay đổi tùy theo thể nhẹ, vừa, nặng. Một đợt hen kéo dài trong khoảng 07 đến 10 ngày.

   Cơn nặng thường xảy ra ở người lớn, cơn kéo dài, khó thở nhiều, có biểu hiện suy hô hấp (tím môi), có khi suy tim phải (gan to).

   Cần phân biệt với:

– Viêm phế quản thể hen do vi khuẩn, virus: bắt đầu có sốt, có khạc đờm, khó thở giống như hen, không thành cơn rõ rệt. Có thể là viêm phế quản trên bệnh nhân có cơ địa dị ứng hoặc bệnh nhân dị ứng đối với nguyên nhân gây viêm phế quản.

– Hen tim: cơn phù phổi cấp do tim giống như hen, thường xảy ra ở bệnh nhân hẹp van hai lá, hở lỗ van động mạch chủ, tăng huyết áp.

2. Y học cổ truyền: Hen suyễn, Y học cổ truyền gọi là Hóa suyễn. Thở hít gấp rút, có tiếng đờm khò khè trong họng như kéo cưa gọi là hen, nặng hơn thì há miệng, so vai mà thở, không nằm ngửa được giọi là suyễn.

Hen tất nhiên có Suyễn nhưng Suyễn thì không có Hen. Tri thức Y học cổ truyền cho rằng suyễn thể hiện ở hơi thở to, hen thể hiện ở tiếng khò khè.

   Hen có Hen hàn, là trong phổi có hàn đờm ngưng đọng và Hen nhiệt là trong ngực có nhiệt làm uất tắc.

   Suyễn có Suyễn thực là do tà khí tích bên trong và Suyễn hư là không có tà khí mà do nguyễn khí hư.

   Hen suyễn là bệnh ở phổi nhưng cơ chế phát sinh của nó liên quan đến 03 tạng, theo Y học cổ truyền là phế, thận, tỳ.

   Sự hô hấp là ở phế, nhưng thận có chức năng nạp khí. Nếu thận hư, khí sẽ nghịch lên gay hen suyễn. Bệnh ở phế là thực, bệnh ở thận là hư (bổ sung lý luận của Diệp Thiên Sỹ).

   Tỳ phụ trách về vận hóa và dinh dưỡng. Nếu tỳ hư sự vận hóa dở dang thành đàm gây đàm ẩm. Đàm nhiều làm cho phế khí không thông gây ra hen suyễn.

   Triệu chứng về hen: Chủ chứng là thở khò khè, nếu tỳ hư sự vận hóa dở dang thành đàm gây chứng đàm ẩm. Đàm nhiều làm cho phế khí không thông gây ra hen suyễn.

   Triệu chứng về hen: chủ chứng là thở khò khè, kéo cưa khi lên cơn thì khó thở, không nằm ngửa được. Chia làm 02 thể:

1.  Hen hàn: Ngực đầy tức, đờm dãi trong loãng, rêu lưỡi trắng trơn, mạch trầm khẩn. Do ngoại cảm mà lên hen thì có các chứng biểu nhiệt, nóng lạnh, đau mình.

2. Hen nhiệt: Bứt rứt, khó chịu, rêu lưỡi thường vàng đục, mạch hoạt sác. Nếu do âm hư hỏa bốc thì chất lưỡi đỏ sẫm, mạch tế sác, hoạt. Nếu có cả ngoại cảm thì người lạnh mà đau, phát sốt, khát nước, lạnh bên ngoài mà nóng bên trong.

* Triệu chứng về suyễn: Chủ chứng là thở gấp, có 02 thể:

1. Suyễn thực: chủ yếu do đờm, hay gặp lúc phong hàn hoặc khi táo nhiệt trái mùa gây ra.

– Do phong hàn: có các triệu chứng: ngực đầy, ho suyễn, nặng hơn thì vã mồ hôi, nhức đầu, sợ lạnh, đờm nhiều mà loãng, có sốt, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch phù hoạt.

– Do táo nhiệt: có các triệu chứng: phát nóng, khát nước, họng đau, có ho tức ngực, nhiều đờm đặc, đại tiện phân vón, nước tiểu đỏ gắt, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng, mạch sác.

1. Suyễn hư: Chủ yếu do hư, hoạt động nhiều một chút là nổi cơn suyễn ngay.

– Do phế hư: Thở ngắn hơi, có tiếng ho, tiếng nói yếu, tinh thần uể oải, lưỡi nhạt, họng khô, người hâm hấp nóng, đổ mồ hôi, mặt đỏ từng lúc, rêu lưỡi tróc, mạch vi nhược.

– Do thận hư: cử động đôi chút là tăng cơn suyễn thì thận đã mất chức năng nạp khí, mu bàn chân nề, ớn lạnh, chân tay cũng lạnh, mạch vi trầm, nhược là Thận dương hư. Ho suyễn đau họng, mặt đỏ, vật vã, ngủ trằn trọc, mạch tế sác là Thận âm hư.

3. Người bệnh hen suyễn nên ăn gì và kiêng ăn gì?

   Hen suyễn là một chứng bệnh mang tính dị ứng. Hiện nay, do môi trường sống bị ô nhiễm, vì chất độc công cộng, niêm mạc phế quản bị kích thích không ngừng và do trạng thái quá mẫn cảm, người nào có cơ địa dị ứng thì rất dễ bị suyễn. Thực tế cuộc sống ngày nay là cuộc sống bị dị ứng bao vây, khó tránh. Cho nên vấn đề quan trọng là phải lo toan cải thiện thể chất, phải xây dựng lại phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với vật lạ xung quanh xâm nhập. Biện pháp tốt nhất là điều chỉnh thức ăn, nước uống hàng ngày của từng người cho hợp lý. Trước hết là hạn chế dùng nhiều chất đạm động vật, cụ thể là không nên thường xuyên ăn nhiều thịt, trứng, sữa. Tế bào cơ thể của người nào ăn nhiều chất đạm hình thành ở động vật khác thì năng lực thích nghi tự nhiên và chức năng đồng hóa đều kém. Trong chất đạm của sữa, trứng… phân tử nhỏ bé thông qua thành ruột vào máu với tư cách là đạm lạ nên sinh ra dị ứng. Để điều hòa và chống lại với hiện trạng dị ứng bất cứ ở thể hen hàn hay hen nhiệt, suyễn thực hay suyễn hư, tế bào cơ thể phải được cấu tạo bằng thực phẩm thiên nhiên thì mới có hiệu quả lâu dài.

   Thức ăn: thức ăn chính theo Thực đơn I (cơm gạo Lứt 60%, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành, bobo) mỗi thứ 10%.

   Thức ăn phụ:

– Hành củ: có tác dụng chống dị ứng, ức chế sự hưng phấn của thần kinh, nâng cao sức đề kháng chống stress, một tác nhân gây suyễn. Ăn sống hoặc xay hành củ trộn dấm, dầu vừng hoặc tương cũng được.

– Tỏi: mỗi ngày ăn vài nhánh tỏi nướng trong tro nóng hoặc trong than nóng, để phòng lên cơn suyễn có kết quả và kết hợp chà xát toàn thân bằng nước gừng nóng.

– Khoai sọ, bí đỏ là thực phẩm khử đờm.

– Củ sen sống thái lát, nấu canh với phổi lợn, hoặc phổi lợn nấu canh với hạnh nhân, canh này rất tốt với người phổi hư nhược và hay ho.

   Nước uống: Ngó sen, đậu đen chặn ho. Chế biến ngó sen, đậu đen thành món nước ép tổng hợp thì càng có hiệu quả với suyễn.

   Nguồn: http://thuocchuabenh.vn


  • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
  • Điện thoại: 0251 3952 778
  • Email: lachong@lhu.edu.vn
  • © 2023 Đại học Lạc Hồng
  4,622,026       1/756