Thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến hoạt động khoa học, đặc biệt là lĩnh vực tri thức, giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học của Khoa Công nghệ hóa và Thực phẩm, đại diện Hội đồng Quản trị, Ban giám hiệu Trường, Chủ tịch HĐQT - Hiệu Trưởng – Nhà Giáo Nhân Dân – Tiến sĩ Đỗ Hữu Tài, cùng với sự hiện diện của Hội đồng khoa học Khoa: Tiến sĩ Nguyễn Huỳnh Bạch Sơn Long – Trưởng Khoa công nghệ Hóa & thực phẩm, Chủ tịch HĐ; Tiến sĩ Thái Xuân Du – nguyên trưởng phòng tế bào thực vật, Viện sinh học nhiệt đới tp HCM, ủy viên Hội đồng khoa học Khoa; Tiến sĩ Phạm Minh Quốc – Trưởng phòng khoa học kỹ thuật công ty Massan, ủy viên Hội đồng khoa học Khoa, đã đến tham dự buổi chuyên đề; đặc biệt còn có sự hiện diện của cùng đông đảo các Thầy Cô và các bạn sinh viên trong Trường. Bên cạnh đó, buổi chuyên đề cũng thu hút sự quan tâm tham dự của một số giảng viên từ các trường đại học khác tại Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh.
Buổi chuyên đề gồm 2 nội dung chính:
1. “Phương pháp học đại học & Ứng dụng công nghệ ép đùn trong thực phẩm”, do Ts. Phạm Minh Quốc trình bày.
2. “Triển vọng ứng dụng trường xung điện trong công nghệ bảo quản thực phẩm", do Ths. Bùi Trường Đạt trình bày.
Mở đầu buổi chuyên đề, Ts. Phạm Minh Quốc đã chia sẻ kinh nghiệm học tập của bản thân. Thầy nhắn nhủ với các bạn sinh viên, thành công phần lớn là do sự cố gắng, chăm chỉ tạo nên. Chỉ cần chúng ta có quyết tâm, có cố gắng, có được phương pháp học tập, nghiên cứu đúng đắn thì chắc chắn, thành công sẽ nằm trong tầm tay chúng ta.
Tiếp theo, Thầy Quốc trình bày nội dung “công nghệ ép đùn trong thực phẩm” với thiết bị hiện đại, có thể nói là mới tại Việt Nam và có nhiều ứng dụng trong công nghệ chế biến bột ngũ cốc, bánh snack, xúc xích, mì…. Theo phương pháp này, chỉ cần cho nguyên liệu đi vào thiết bị ép đùn, sau một khoảng thời gian ngắn, sẽ cho ra sản phẩm có hình dạng hoàn thiện, đã được làm chín, mà không cần phải sử dụng thêm tác nhân nhiệt nào khác. Phương pháp này có ưu điểm là thiết bị nhỏ gọn, giúp tiết kiệm chi phí mặt bằng sản xuất, thời gian chế biến ngắn, tiện lợi, năng suất cao…
Nối tiếp chương trình, ThS. Bùi Trường Đạt trình bày nội dung “Triển vọng ứng dụng trường xung điện (PEF) trong công nghệ bảo quản thực phẩm". Phương pháp diệt khuẩn để bảo quản thực phẩm hiện tại đang được sử dụng trong công nghiệp như dùng nhiệt truyền thống như thanh trùng, tiệt trùng có ảnh hưởng, tác động không mong muốn là sẽ ảnh hưởng xấu đến mùi vị, màu sắc tự nhiên, cũng như ảnh hưởng đến thành phần dinh dưỡng, giá trị cảm quan của thực phẩm. Vì vậy, các phương pháp bảo quản có tính chất giũ được mùi vị, màu sắc, các chất dinh dưỡng được các nhà sản xuất ưu tiên quan tâm. Phương pháp tiêu diệt vi sinh vật bằng trường xung điện cao áp có thể tiêu diệt được vi sinh vật có trong thực phẩm nhưng không làm ảnh hưởng, tổn hại đến chất lượng tự nhiên của thực phẩm như mùi vị, màu sắc, thành phần dinh dưỡng… Trường xung điện có thể tiêu diệt hiệu quả vi sinh vật trong khoảng thời gian ngắn (từ vài phần trăm s đến vài s), năng lượng tiêu hao cho quá trình thấp và ảnh hưởng không đáng kể đến tính chất tự nhiên của thực phẩm. Từ những ưu điểm ưu việt như trên, trường xung điện cao áp hứa hẹn rất có triển vọng trong công nghệ thực phẩm tương lai.
Buổi chuyên đề lần 1 của Khoa Công nghệ Hóa & Thực phẩm đã kết thúc thành công tốt đẹp với sự giao lưu, trao đổi và thảo luận một cách chân tình, thể hiện sự cầu thị, ham học hỏi của các bạn sinh viên. Hẹn gặp lại các bạn trong các buổi chuyên đề tiếp theo.
Một số hình ảnh buổi chuyên đề:
Chủ tịch HĐQT - Hiệu Trưởng – Nhà Giáo Nhân Dân – Tiến sĩ Đỗ Hữu Tài & Ts. Nguyễn Huỳnh Bạch Sơn Long - Trưởng Khoa CN Hóa - Thực phẩm |
Tiến sĩ Nguyễn Huỳnh Bạch Sơn Long – Trưởng Khoa công nghệ Hóa & thực phẩm phát biểu khai mạc buổi chuyên đề |
Ts. Phạm Minh Quốc trình bày nội dung "Phương pháp học Đại học & Công nghệ ép đùn" |
ThS. Bùi Trường Đạt trình bày "Triển vọng ứng dung trường xung điện trong thực phẩm" |
Chủ tịch HĐQT - Hiệu Trưởng – Nhà Giáo Nhân Dân – Tiến sĩ Đỗ Hữu Tài phát biểu ý kiến |
chuyên đề, công nghệ